Dàn ý chi tiết cho bài Dọn về làng

– Hình ảnh mặt trời lên “sáng rõ” đó là tượng trưng cho một khởi đầu mới đầy hy vọng, người con lớn lên theo ánh mặt trời cách mạng mà ra chiến trường, chiến đấu bảo vệ quê hương, cùng lời hứa chân thành, sâu sắc mang đậm âm hưởng của dân tộc miền núi: “Ðuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ”.

Read more...

Dàn ý chi tiết cho bài Những đứa con trong gia đình

Thông qua được những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được Nguyễn Thi miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng đẹp nhất, phẩm chất kiên trung của người mẹ. Nhưng, ta thấy được nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một dòng sông thì Chiến cũng chính là khúc sông sau Chiến được Nguyễn Thi xây dựng lên có những nét rất giống mẹ nhưng cô đã khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, Chiến cũng lại quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương.

Read more...

Dàn ý chi tiết cho bài Rừng Xà Nu

Nhan đề “Rừng xà nu” là một sáng tạo nghệ thuật, là một hình tượng bao trùm toàn tác phẩm, biểu trưng cho số phận và phẩm chất của nhân dân Tây Nguyên. Xà nu không chỉ gắn bó mật thiết với đời sống thường nhật mà còn tham dự vào các sự kiện trọng đại của làng Xô Man. Xà nu vừa là nạn nhân, vừa là nhân chứng cho cuộc chiến tranh khốc liệt mà hào hùng của dân tộc Tây Nguyên.

Read more...

Dàn ý chi tiết cho bài Vợ nhặt

Khao khát hạnh phúc – mái ấm gia đình: Trên đường về nhà, trước sự trêu ghẹo của mọi người, thị e thẹn, rón rén. Khi về tới nhà, thị ngại ngùng ngồi vào mép giường, tay vân vê tờ áo đã rách bợt và chào hỏi mẹ Tràng lễ phép. Sáng hôm sau, thị cùng mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa và trong mắt Tràng: nom thị chẳng còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy hôm Tràng gặp ngoài tỉnh mà rõ là một người đàn bà hiền lành đúng mực. Thị biết cảm thông chia sẻ cùng gia đình: trong bữa ăn ngày đói (ăn chè khoáng) và khi nghe tiếng trống thúc thuế.

Read more...

Dàn ý chi tiết cho bài Đàn ghita của Lorca

 Điệp khúc dồn dập qua nhịp thơ Thanh Thảo như đã lột tả được cái bàng hoàng căm phẫn trong bản ghi ta bi tráng! Tôi gọi đây là khúc biến tấu của tiếng đàn nó thay màu chuyển gam rất lẹ biến ảo không ngừng và đặc biệt luôn sinh sôi nảy nở giọt này vỡ đi giọt kia lại trào ra không dứt. Đó chính là sức sống! Thanh Thảo sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mang đến sự linh hoạt khi miêu tả tiếng đàn. Màu nâu xuất hiện suy tư trầm tĩnh đến lạ thường. Đó là màu nâu của cây đàn màu nâu của đất đai màu nâu của làn da rám nắng trên thân hình những vũ nữ Digan bốc lửa. Trước giây phút từ li chàng đã ngước nhìn lên bầu trời xanh tha thiết "bầu trời cô gái ấy". Đó là bầu trời của khát vọng bầu trời yêu thương nơi có bóng hình nàng Maria thủy chung. Đối lập với màu nâu trầm tĩnh là màu xanh của "tiếng ghita lá xanh biết mấy". Màu xanh là sự hóa thân của Lorca và tiếng đàn vào thiên nhiên mang sức sống cỏ cây: màu xanh của những vườn cam màu xanh của thảo nguyên và những rặng Oliu hay hàng bạch dương nơi Lorca đang yên nghỉ. Hai tiếng biết mấy nằm ở cuối câu vừa là sự tha thiết trong tình cảm của người nghệ sĩ Thanh Thảo vừa để tôn thêm vẻ đẹp của tuổi trẻ Lorca – vẻ đẹp của người chiến sĩ suốt đời hi sinh vì lí tưởng.

Read more...
All Posts →