Dàn ý chi tiết cho bài Tây tiến

Tổng hợp những bài viết hay nhất

Dàn ý phân tích chi tiết

Dàn ý phân tích bài thơ tây tiến

 

Mở bài

– Giới thiệu về Quang Dũng: Quang dũng quê ở Hà Tây nhưng ông chủ yếu sống ở Hà Nội. Ông là nghệ sĩ đa tài nhưng thành công hơn cả trong lĩnh vực thơ ca. Thơ ông thường lãng mạn, nhẹ nhàng tinh tế mà sâu lắng, phóng khoáng mang vẻ đẹp hào hoa.

 

– Dàn ý phân tích bài thơ tây tiến – Giới thiệu về bài thơ Tây Tiến: Tây Tiến là một trong những tác phẩm thành công và hay nhất của ông. Tác phẩm được sáng tác khi nhà thơ đã rời xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. Vì vậy bài thơ viết với một tâm trạng nhớ da diết, chơi vơi. Người lính Tây Tiến chủ yếu là thanh niên thủ đô, nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh viên. Cuộc sống chiến đấu rất khó khăn nhưng vượt lên trên cả mọi thử thách, chiến tranh học vẫn giữ được cốt các hào hoa, thanh lịch và lãng mạn hào hùng của thanh niên Hà Nội.

 

Thân bài

– Khổ 1

 

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

 

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

 

+Nói về nỗi nhớ của tác giả dành cho Tây Tiến. Tây Tiến là tiếng gọi thân thương, nỗi nhớ chơi vơi, thường trực bao trùm cả không gian. Có lẽ với một người lính đã gắn bó lâu năm với Tây Tiến thì khi xa nỗi nhớ ấy lại càng dạt dào hơn.

 

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,

 

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

 

+Hai câu thơ tiếp theo vẽ lên một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ và dữ dội. Đó là các địa danh như Sài Khao, Mường Lát – đều là những nơi hẻo lánh, xa xôi trúc trắc đường đi, núi rừng, vách đá cheo leo.

 

+ “Đoàn quân mỏi” cho thấy sự vất vả gian nan của đoàn quân tây tiến

 

– Khổ 2 bài thơ

 

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

 

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.

 

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

 

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

 

+Đây chính là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của Tây Bắc hay cũng chính là những gian khó mà các chiến sĩ Tây  Tiến phải vượt qua hàng ngày.

 

+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên hùng vĩ với các từ lấy tạo hình như “khúc khủy” “heo hút” dốc=> Thiên nhiên núi rừng vô cùng lớn, bao la, sâu thăm thẳm khiến người đọc hình dung ra cả tuyến đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến vô cùng gian khó, vất vả và nguy hiểm.

 

 

 

+ Đặc biệt khi tác giả sử dụng điệp khúc “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,” càng thấy được địa hình hiểm trở, quanh co, gập ghềnh thế nào.

 

 

 

+ Hình ảnh “súng ngửi trời” mang đến một sự lãng mạn trong thơ Quang Dũng. Giữ những gian khó nguy hiểm phía trước mà người lính phải vượt qua vẫn có thể lạc quan, hóm hỉnh yêu đời. Ngoài ra, hình ảnh súng ngửi trời còn cho thấy được tầm cao của núi non, sự nguy hiểm mà người lính đang vượt qua.

 

 

 

+ Tiếp theo sang câu thơ: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,” gợi tả tột cùng của sự nguy hiểm, chỉ một chút xảy chân thôi có thể mất mạng rồi

 

=> Qua đây ta càng cảm phục những người lính Tây Tiến, họ không hề sợ hãi trước thiên nhiên hùng vĩ nhưng đầy hiểm trở, họ mang trong mình lý tưởng lớn lao, vượt qua mọi chông gai khó khăn bên ngoài.

 

– Khổ 3

 

Anh bạn dãi dầu không bước nữa,

 

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

 

Chiều chiều oai linh thác gầm thét,

 

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

 

+ Dàn ý phân tích bài thơ tây tiến  – Hình ảnh “Anh bạn dãi dầu không bước nữa,” mang đến cho người đọc sự xúc động lớn lao. Đối với người lính tây tiến, cái chết với họ nhẹ tựa lông hồng, chỉ đơn giản là không bước nữa, nhẹ nhàng vậy đó. Khi người lính đã ra chiến trận mang trong mình lý tưởng cách mạng, thì đối với họ cái chết không đáng sợ. Đây chính là sự anh dũng, quả cảm của người lính.

 

+ Câu thơ “Gục lên súng mũ bỏ quên đời! nghe thật nhẹ nhàng, bay bổng. Đối với người thường, cái chết thật đáng sợ, nhưng với người lính chỉ là mệt mỏi rồi, gục lên súng mũ mà thôi.

(Nguồn: https://phantich.com.vn/dan-y-phan-tich-bai-tho-tay-tien.html)


Tổng hợp những bài viết hay nhất 2

Dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Tại luxury-inside.vn

Dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến, hướng dẫn lập dàn ý chi tiết và bài văn mẫu tham khảo phân tích tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng.

 

Tài liệu hướng dẫn lập dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến kèm một số bài văn mẫu tham khảo phân tích tác phẩm nổi tiếng Tây Tiến của Quang Dũng.

 

Contents [hide]

 

1 Hướng dẫn lập dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến

1.1 1. Phân tích đề

1.2 2. Xác lập luận điểm, luận cứ

1.3 3. Sơ đồ tư duy

1.4 4. Chi tiết dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến

2 Bài văn mẫu phân tích bài thơ Tây Tiến

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến

1. Phân tích đề

– Kiểu bài: dạng bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

 

– Vấn đề nghị luận: nội dung, nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.

 

– Phạm vi dẫn chứng, tư liệu: các căn cứ, hình ảnh, chi tiết tiêu biểu… thuộc phạm vi văn bản Tây Tiến.

 

2. Xác lập luận điểm, luận cứ

– Luận điểm 1: Đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến giữa thiên nhiên Tây Bắc

 

+ Nỗi nhớ Tây Tiến thốt lên thành lời

 

+ Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ và dữ dội

 

+ Bức tranh cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng

 

+ Hình ảnh bi hùng về người lính Tây Tiến.

 

– Luận điểm 2: Kỉ niệm đẹp về tình quân dân, vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc

 

+ Kỉ niệm đêm liên hoan thắm tình quân dân

 

+ Khung cảnh sông nước, con người vùng Tây Bắc

 

– Luận điểm 3: Hình tượng người lính Tây Tiến

 

+ Điều kiện sống và chiến đấu thiếu thốn, gian khổ

 

+ Tâm hồn lãng mạn, vẻ đẹp bi tráng

 

– Luận điểm 4: Lời hẹn ước, gửi gắm tình cảm của tác giả.

(Nguồn: https://luxury-inside.vn/dan-y-phan-tich-bai-tho-tay-tien-cua-quang-dung/)


Tổng hợp những bài viết hay nhất 3

1. Mở bài phân tích Tây Tiến

 

– Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và đặc điểm thơ của ông: nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp với một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, tài hoa, lãng mạn và luôn thiết tha với quê hương, đất nước

 

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Tây Tiến: ra đời năm 1948 tại Phù Lưu Chanh là một trong những bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung

 

2. Thân bài

 

a. Nỗi nhớ – mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ

 

“nhớ chơi vơi”: một nỗi nhớ vô hình vô định, lửng lơ giữa tầng không nhưng có sức ám ảnh đối với lòng người, làm cho lòng người trở nên hoang mang, day dứt như mất đi điểm tựa

 

=> Trong nỗi nhớ ấy, hình ảnh về thiên nhiên và người lính Tây Tiến ùa về

 

b. Đoạn 1: Bức tranh thiên nhiên Tây Tiến

 

– Bức tranh thiên nhiên dữ dội, hiểm nguy, hoang sơ

 

     + Sương lấp

 

     + Dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

 

     + Heo hút cồn mây

 

     + Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

 

     + Thác gầm thét

 

     + Cọp trêu người

 

– Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình:

 

     + Hoa về trong đêm hơi

 

     + Mưa xa khơi

 

– Hình ảnh người lính Tây Tiến với những nét vẽ đơn sơ:

 

     + Súng ngửi trời: nét tinh nghịch, tếu táo, đậm chất lính

 

     + Gục lên súng mũ bỏ quên đời: cách nhìn đơn giản, nhẹ nhàng của những người lính Tây Tiến về cái chết

 

c. Đoạn 2: Đêm hội liên hoan và bức tranh Châu Mộc chiều sương

 

– Không gian hội hè trong đêm liên hoan ấm áp tình quân dân và chan chứa kỉ niệm:

 

     + Em xiêm áo, nàng e ấp: Hình ảnh những cô gái lào ê ấp, xinh đẹp trong trang phục của dân tộc mình

 

     + Bừng: ánh sáng của những bó đuốc

 

     + Khèn lên mạn điệu: âm thanh dạt dào, du dương của tiếng đàn

 

– Bức tranh Châu Mộc chiều sương: sử dụng các từ để hỏi “có thấy”, “có nhớ” để gợi về trong tâm trí những hình ảnh trong buổi chiều sương ấy

 

     + Hồn lau nẻo bến bờ

 

     + Dáng người trên độc mộc

 

     + Dòng nước lũ hoa đong đưa

 

=> Bức tranh Châu Mộc chiều sương thật thơ mộng, hư ảo, duyên dáng, tình tứ, tất cả mọi cảnh vật dường như không còn vô tri vô giác nữa mà có điệu hồn của riêng mình.

 

d. Đoạn 3: Hình ảnh những người lính Tây Tiến

 

– Hiên ngang, lẫm liệt, ngang tàn và cứng cỏi

 

     + Không mọc tóc: họ không cần, không thèm mọc tóc – một cách nói đầy chủ động

 

     + Giữ oai hùm

 

– Vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

 

– Cái chết bi tráng:

 

     + Cách nói giảm nói tránh “rải rác”, “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”: làm giảm đi sự đau thương và nhấn mạnh, làm nổi bật tinh thần quả cảm, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh

 

    + Áo  bào thay chiếu: sang trọng, lí tưởng hóa cái chết

 

    + Về đất: về với đất mẹ yêu thương, bởi trọn cả cuộc đời mình các anh đã sống thật ý nghĩa và hi sinh cho quê hương, cho Tổ quốc

 

   + Sông Mã gầm lên khúc độc hành: cả thiên nhiên tiễn đưa những người lính, cái chết lớn cần sự tiễn đưa lớn

 

e. Đoạn còn lại: lời thề son sắt với Tây Tiến

 

– Mùa xuân ấy:

 

     + Mùa xuân của thiên nhiên, của đất trời

 

     + Mùa xuân năm 1947 – mùa xuân của quê hương, đất nước

 

     + Tuổi trẻ, thanh xuân của những người lính Tây Tiến

 

– Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi: lời thề của những người lính Tây Tiến – lời thề sẽ luôn nhớ, luôn khắc ghi những ngày tháng đẹp nhất của đoàn quân Tây Tiến – một đoàn quân đã đi vào lịch sử của dân tộc như một chứng tích không thể nào quên.

 

3. Kết bài

 

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: bài thơ Tây Tiến đã khắc họa thành công hình tượng những người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên miền Tây vừa hiểm nguy, dữ dội vừa kì vĩ, thơ mộng.

 

– Qua bài thơ cho ta thấy ngòi bút tài hoa và tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn, đa tình của Quang Dũng.

(Nguồn: https://giasuhanoigioi.edu.vn/lap-dan-y-va-phan-tich-bai-tho-tay-tien-cua-quang-dung.html)


Soạn bài tây tiến ngữ văn 12

(Nguồn: https://hoctot.net.vn/soan-bai-tay-tien-quang-dung)