Dàn ý chi tiết cho bài Chiếc thuyền ngoài xa

Tổng hợp những bài viết hay nhất

DÀN Ý CHI TIẾT PHÂN TÍCH TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” - NGUYỄN MINH CHÂU

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Bằng cái nhìn đa diện đa chiều, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu khai thác đời sống con người trong những mối quan hệ xã hội phức tạp để khám phá "hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người". Trong đó, “Chiếc thuyền ngoài xa” là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu, đồng thời cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Và hôm nay, Học văn chị Hiên sẽ gửi tặng các bạn dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” nhé!


 


1. MB = Dẫn dắt + Đặt vấn đề

Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Nỗi niềm ấy đâu phải chỉ riêng Nguyễn Du, đâu chỉ riêng “Truyện Kiều” mà là mối quan tâm thường trực của những người nghệ sĩ chân chính, của những tác phẩm văn chương chân chính. Bởi văn học sẽ không là cái gì cả nếu như nó không vì con người. Người nghệ sĩ đích thực bao giờ cũng là nhà nhân đạo từ trong cốt truyện. Họ mang mối quan tâm thường trực vì người cho nên họ xem việc lên án cái xấu, cái ác là nghĩa vụ của người cầm bút. Nguyễn Minh Châu với “Chiếc thuyền ngoài xa” đã đạt tới điều đó. Tác phẩm đã có cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp cho nhà văn nhận ra đời sống con người cả ở những sự kiện bề nổi nhưng khuất lấp bề sâu của nó, nhận ra những quy luật tất yếu lẫn những ngẫu nhiên, may rủi đầy bất trắc và khó lường trước cuộc đời.


BÀI VĂN PHÂN TÍCH NHÂN VẬT PHÙNG ĐẶC SẮC NHẤT


2. Thân bài

Luận điểm 1: Giới thiệu chung về tác giả + tác phẩm

- Nguyễn Minh Châu là một ngòi bút văn chương sắc sảo luôn khơi dậy trong lòng độc giả nhiều lớp sóng suy tư, băn khoăn, day dứt về cuộc đời, về những người xung quanh, về chính bản thân mình. 


- “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn được sáng tác năm 1983 khi cuộc chiến tranh chống Mỹ và tay sai đã kết thúc thắng lợi, chúng ta trở về muôn mặt của đời thường, từng bước đi lên xây dựng cuộc sống mới. 


=> Tại đây, nhà văn đi khám phá về những tầng bậc sâu xa của cuộc sống, số phận cũng như vẻ đẹp tâm hồn của con người, cụ thể nhìn đối tượng soi chiếu xoay quanh và kết tinh qua nhân vật người đàn bà hàng chài. Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn mang đến một cách nhìn nhận cuộc sống con người với những trăn trở thấm đẫm tinh thần nhân đạo của Nguyễn Minh Châu.


[TUYỂN TẬP KẾT BÀI HAY] CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - NGUYỄN MINH CHÂU


VD: Ta biết đến một Nguyễn Minh Châu qua ngòi bút văn chương sắc sảo luôn khơi dậy trong lòng độc giả nhiều lớp sóng suy tư, băn khoăn, day dứt về cuộc đời, về những người xung quanh, về chính bản thân mình. Một nhà văn đầy bản lĩnh và kinh nghiệm như thế tất nhiên sẽ có một nhận thức sâu sắc đầy đủ về mối quan hệ giữa đời sống với văn chương. Và người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” có thể nói chính là hệ quy chiếu sáng rõ cho nhận định, cho quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn ra đời năm 1983, khi cuộc chiến tranh chống Mĩ và tay sai đã kết thúc thắng lợi, chúng ta trở về muôn mặt của đời thường, từng bước đi lên xây dựng cuộc sống mới. Tại đây, nhà văn đi khám phá về những tầng bậc sâu xa của cuộc sống, số phận cũng như vẻ đẹp tâm hồn của con người, cụ thể nhìn đối tượng soi chiếu xoay quanh và kết tinh qua nhân vật người đàn bà hàng chài. Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn mang đến một cách nhìn nhận cuộc sống con người với những trăn trở thấm đẫm tinh thần nhân đạo của Nguyễn Minh Châu. 


TÓM TẮT TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - HỌC VĂN CHỊ HIÊN


Luận điểm 2: Phân tích

Nhận vật người đàn bà hàng chài


- Lai lịch: Đây là người đàn bà không tên, điển hình cho những người phụ nữ có số phận bất hạnh nhưng giàu tình thương yêu.


- Ngoại hình: Trạc ngoài 40, cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ và tấm lưng áo bạc phếch. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ.


=> Chân dung con người có một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, sinh ra để gánh vác công việc, để chèo chống với phong ba.


- Số phận:


+ Xấu xí: Vì xấu xí nên cơ hội hạnh phúc ít hơn những người khác, bệnh đậu mùa khiến chị rỗ mặt. Mặc dù gia đình khá giả, có nhà ở trên phố nhưng vì ngoại hình xấu xí nên không nên duyên với ai. Người đàn bà lại có mang với một anh con trai nhà hàng chài hay đến nhà mua đồ về đan lưới nên họ đã trở thành vợ chồng.


+ Nghèo khổ: gia đình đông đúc trên một con thuyền chật hẹp nghèo túng quanh năm. Những ngày không đi biển được, cả nhà phải ăn xương rồng luộc chấm muối.


+ Bị bạo hành gia đình:


+ Bạo hành về thể xác: Người chồng chị vốn hiền lành nhưng cục tính, bị cái nghèo, cái khổ và nỗi vất vả đè nặng nên biến đổi tâm tính trở thành kẻ vũ phu, thường xuyên đánh vợ để giải tỏa những khó chịu, ấm ức “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng, cứ khi nào lão thấy khổ quá lại lôi vợ ra đánh, trút giận với những lời lẽ cay độc”. Người đàn bà chỉ nhẫn nhịn chịu đựng “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn”.


+ Những khổ sở, dằn vặt về tinh thần: khi phải chứng kiến đứa con căm ghét bố đến tột cùng mà mình không có cách nào để xóa đi sự thù hằn đó, người đàn bà đã ý thức được sự nguy hiểm của cái ác và thói côn đồ hình thành trong lòng đứa con. Chị đã cho con về sống với ông ngoại ở trên rừng nhưng mỗi lần đi cùng ông chở gỗ về miền biển, thằng bé lại không thể làm ngơ khi mẹ bị đánh. Với sự bồng bột của tuổi trẻ, đứa con đã ném hận thù về phía người cha và sẵn sàng giấu con dao trong người để giết cha, khiến người mẹ vô cùng đau đớn. Nỗi đau này lớn hơn nỗi đau thể xác.


Ý NGHĨA NHAN ĐỀ TÁC PHẨM: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA


- Vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất:


+ Yêu thương chồng con:


(+) Chị chấp nhận, cam chịu bị đánh không kêu ca, không trốn chạy bởi chị hiểu trong cuộc sống mưu sinh đầy gian khổ trên con thuyền rất cần người đàn ông dù người đàn ông ấy có man rợ, tàn bạo. Vì cuộc sống của những đứa con, chị thà bị đánh chứ không chịu bỏ chồng.


(+) Chị đã từ chối lời đề nghị giải thoát ra khỏi lão chồng vũ phu với lí lẽ: “Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không phải sống cho mình như trên đất được.” Đây là cách ứng xử thể hiện tình yêu thương con vô bờ.


(+) Hành động thương con: gọi con, ôm chầm lấy con, đau đớn khi con đã chứng kiến cảnh bạo lực gia đình.


- Giàu lòng nhân hậu, vị tha và luôn biết chắt chiu những hạnh phúc đời thường.


+ Cách nhìn của người đàn bà về người chồng của mình: Nếu nghệ sĩ Phùng nhìn người đàn ông dưới góc độ lí lịch, thành phần, chánh án Đẩu nhìn người đàn ông dưới góc độ pháp luật, thằng Phác nhìn người đàn ông dưới con mắt trẻ thơ thì chỉ duy nhất người phụ nữ - nạn nhân của bạo hành gia đình lại nhìn anh ta dưới con mắt thương cảm bởi chị hiểu lí do vì sao người chồng lại trở nên độc ác như vậy. Đó là vì cái đói cái  nghèo, vì gánh nặng mưu sinh đã ghì con người ta xuống sát đất, biến đổi cả tâm tính con người. Trong khi mọi người nhìn người đàn ông như một ác nhân thì người phụ nữ nhìn anh ta như một nạn nhân.


+ Người phụ nữ luôn chắt chiu, trận trọng những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, đời thường: vui nhất khi nhìn đàn con được ăn no, khi vợ chồng, con cái sống vui vẻ, hòa thuận.


- Mặc dù thất học nhưng có cái nhìn sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời, thấu tình đạt lý.


+ Qua những tâm sự ở tòa án huyện: Chị xuất hiện ở tòa án huyện trong tâm thế bị động, không tự nguyện và cũng không muốn viết đơn bỏ chồng. Khi mới bước chân đến tòa án, chị tỏ ra rất lúng túng và sợ sệt, xưng hô lễ phép “con” - “quý tòa” và nhìn xung quanh với ánh mắt lo sợ. Nhưng khi nghe lời khuyên và hiểu thiện chí của Đẩu, của Phùng, chị thay đổi thái độ: từ chối lời đề nghị giúp đỡ, đau đớn đánh đổi mọi giá để không phải bỏ chồng, đưa ra những lí do bằng việc kể lại câu chuyện về cuộc đời mình. Qua câu chuyện ta thấy được trong sự cam chịu, nhẫn nhục đầy vô lí ấy lại chứa đựng cái lý của sự hi sinh.


+ Có thể thấy sự sắc sảo, hiểu biết, thấu hiểu lẽ đời ở người phụ nữ này không bộ lộ, hiển hiện ở bên ngoài mà được cất giữ, giấu kín ở bên trong. Đây là người phụ nữ khiêm nhường, dù biết tất cả nhưng không chọn cách sống cho riêng mình. 


=> Qua câu chuyện, ta thấy rõ không thể dễ dãi đơn giản trong việc nhìn nhận một sự việc, hiện tượng, con người trong cuộc sống.


- Chiều sâu tư tưởng của nhà văn gửi gắm qua nhân vật:


+ Giá trị hiện thực: Đất nước vẫn chưa thoát khỏi sư chấn của chiến tranh, đời sống của nhân dân và số phận cá nhân là những vấn đề không thể giải quyết nhanh chóng, cách mạng không thể giải quyết bi kịch cho mỗi cá nhân một cách đơn giản, bởi vậy mỗi con người phải đối diện với bi kịch của cuộc đời mình, chấp nhận nó và dung hòa với nó.


+ Giá trị nhân đạo:


(+) Thể hiện cái nhìn mang tính chất cảm thông, chia sẻ.


(+) Lên án nạn bạo hành gia đình với những hành động đi ngược lại quyền sống của con người, phá hủy mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.


(+) Phát hiện và ca ngợi những phẩm chất của con người. Từ đó đặt niềm tin vào bản tính tốt đẹp của con người.


- Khái quát:


+ Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống đầy nghịch lí thông qua việc khắc họa ngoại hình và xây dựng lớp ngôn ngữ đối thoại để người đàn bà hàng chài bộc lộ những phẩm chất đáng quý. Từ đó nhà văn phản ánh chân thực cuộc sống với những bi kịch của con người miền biển sau chiến tranh và thể hiện những đổi mới trong quan niệm của nhà văn về con người, về cách nhìn nhận cuộc sống.


+ Với cách xây dựng tình huống và nghệ thuật kể chuyện độc đáo, chân thực, nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động, đào sâu tâm lí để nhân vật tự đối diện và phơi trải lòng mình, “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã để lại trong lòng người đọc những dư vang nghệ thuật về cuộc sống.


 


Nhân vật người nghệ sĩ Phùng:


- Nhân vật Phùng được khám phá ở vẻ đẹp của 1 người lính và của 1 người nghệ sĩ. Đó là con người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, mang trong mình tình yêu cái đẹp mãnh liệt. Đồng thời anh cũng là một con người nhân hậu, giàu trách nhiệm với cuộc đời.


- Đặc điểm tính cách:


+ Phùng là một nghệ sĩ chân chính, nhạy cảm và có tình yêu cái đẹp mãnh liệt


(+) Thể hiện qua tâm hồn tinh tế với những rung cảm rất mãnh liệt, luôn khao khát tìm kiếm cái đẹp hoàn mỹ. Phùng là một người say mê công việc và có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp của mình. Anh sẵn sàng bỏ ra hàng tuần để săn lùng bức ảnh đẹp. Nhờ vậy Phùng đã chụp được bức ảnh đích thực của một đời lao động nghệ thuật và phát hiện được nhiều điều.


(+) Phẩm chất nghệ sĩ của Phùng thể hiện qua cách anh cảm nhận sâu sắc về cuộc sống và con người. Phùng đã phát hiện ra sự đối lập trong bức tranh miền biển: Phát hiện thứ nhất đầy vẻ thơ mộng. Anh cảm nhận được vẻ đẹp mơ màng, huyền ảo của thiên nhiên vùng biển, đặc biệt là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương. Từ góc độ của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh, Phùng hài lòng với những gì mình đã kịp ghi lại trong ống kính. Bức ảnh ấy là sáng tạo, là công sức của một đời nghệ sĩ, là khoảnh khắc bùng phát của niềm đam mê nghệ thuật. Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí khi con thuyền tiến vào bờ. Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến một sự thật nghiệt ngã, sự bạo hành gia đình. Mặc dù khám phá ra những đối lập song Phòng không quay lưng lại với sự thật cho dù nó phũ phàng, trần trụi. Anh đã hai lần chứng kiến cảnh người đàn ông đánh đập vợ một cách tàn nhẫn và trực tiếp nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn của Phùng về nghệ thuật và cuộc đời: từ mơ mộng, bay bổng đến sững sờ, vỡ lẽ, từ thương hại, bất bình đến cảm thông, thấu hiểu. Đó cũng là quá trình đi tìm bản chất nghệ thuật và cuộc sống của người nghệ sĩ.

(Nguồn: https://hocvanchihien.com/Vn/DAN-Y-CHI-TIET-PHAN-TICH-TAC-PHAM-%E2%80%9CCHIEC-THUYEN-NGOAI-XA%E2%80%9D--NGUYEN-MINH-CHAU-News-3166)


Tổng hợp những bài viết hay nhất 2

Dàn ý 1:


1, Mở bài


– Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu


– Giới thiệu những nét khái quát về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”


2, Thân bài


a, Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh


– Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – “cảnh trời đất cho”


     + Bức tranh với hình ảnh của chiếc mũi con thuyền đang “in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng”, là hình bóng của những con người, có cả người lớn lẫn trẻ em đang ngồi im như tượng nơi mũi thuyền ấy.



 

-> Một “bức tranh mực tàu của một danh họa thời trung cổ” với vẻ đẹp “đơn giản và toàn bích”


     + Cảm nhận của người nghệ sĩ: cảm thấy “bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào”


-> Phùng là một người nghệ sĩ có tâm hồn tinh tế, nhạy bén và có khả năng rung cảm trước cái đẹp


– Bức tranh về cuộc sống thô bạo, phi nhân đạo và tàn nhẫn


     + Cảnh người đàn ông đánh đập vợ một cách tàn bạo, lão “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”. 


     + Cảm nhận của người nghệ sĩ:ngạc nhiên đến mức anh cứ há hốc mồm ra mà nhìn, anh như chết lặng người, không tin vào điều mình vừa thấy.


– Mối quan hệ giữa hai phát hiện: hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng hoàn toàn đối lập nhau, đó phải chăng là sự đối lập giữa cái đẹp với cái xấu, giữa cái đạo đức với cái phi đạo đức, giữa cái thanh cao với cái tàn nhẫn.


b, Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện


– Người đàn bà được mời đến tòa án huyện để giải quyết việc gia đình.


– Bà chấp nhận đánh đổi tất cả mọi thứ để không phải bỏ chồng.


– Những lí do người phụ nữ ấy đưa ra khiến Phùng và Đẩu phải thuyết phục vfa chứng tỏ người đàn bà ấy là một người sắc sảo:


     + Với những con người hàng chài, người đàn ông chính là trụ cột của cả gia đình, 


     + Chị và chồng đã cùng nuôi dạy những đứa con, 


     + Từng có những phút giây êm ấm, hòa thuận và hạnh phúc bên nhau


– Chị kể về chồng bằng tất cả tình yêu và sự thấu hiểu:


     + Chồng chị vốn là “một người đàn ông cục tính nhưng hiền lành lắm”, anh chả đánh đập vợ bao giờ. 


     + Cuộc sống ngày càng trở nên nghèo khổ, vất vả, cơ cực và túng quẫn, người đàn bà thì để nhiều nên thuyền ngày một chật đi, chính vì thế nên chồng chị mới ngày càng trở nên độc dữ 


-> Như vậy, trong mắt người đàn bà hàng chài, chồng bà cùng những hành động tàn ác của anh xét đến cùng chỉ là sản phẩm của sự nghèo túng, người đàn ông ấy vừa đáng trách nhưng cũng thật đáng thương, đáng được cảm thông.


-> Người đàn bà có cái nhìn khác hẳn với Phùng và Đẩu bởi bà không chỉ nhìn thấy cái bên ngoài mà còn phát hiện ra cái bản chất, cái cốt lõi bên trong. Qua đó, tác giả muốn gửi tới bạn đọc thông điệp về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc đời.


c, Tấm ảnh đã được chọn vào trong “bộ lịch năm ấy”


– Khi nhìn vào tấm ảnh ấy, Phùng thấy: “màu hồng hồng của ánh sương mai” và cả hình ảnh của người đàn bà bước ra từ tấm ảnh đó. 


– Hình ảnh mang đậm ý nghĩa biểu tượng. 


     + Ánh hồng sương mai chính là hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp, sự bay bổng, lãng mạn c


     + Người đàn bà hàng chài chính là hiện thực của cuộc đời.


-> Tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi tới người đọc quan niệm của mình về nghệ thuật,


3, Kết bài


Khái quát những nét đặc sắc về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm và nêu cảm nghĩ của bản thân.


Dàn ý 2


Mở bài


– Nguyễn Minh Châu là một trong số “những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất”. Ông không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn, luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn.


– Chiếc thuyền ngoài xa in trong tập Bến quê, tác phẩm đem đến cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và con người.


II. Thân bài


1. Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh


a. Phát hiện “cảnh đắt trời cho”


– Phùng là người say mê nghệ thuật trong một thoáng nhìn anh đã phát hiện ra cảnh đắt trời cho để chớp lấy,


    + Nhận xét “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích. Đây là cảnh tượng kì diệu của thiên nhiên, cuộc sống khi nhìn từ xa.


    + Phùng bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp, anh nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật.


b. Phát hiện bức tranh cuộc sống đầy nghịch lí


– Từ chiếc thuyền nhỏ đẹp đẽ vừa rồi, Phùng nhận thấy:


    + Người đàn bà thô kệch xấu xí, mặt đầy sự mệt mỏi bước ra và một lão chồng với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, đôi mắt độc dữ cùng bước ra từ con thuyền.


    + Lão chồng “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyển rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”.


    + Trong khi ấy, ngừi đàn bà chỉ cam chịu, không kêu van, hay chống trả, chạy trốn.


– Thái độ của Phùng: “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Phùng ngỡ ngàng nhận ra bản chất thực sự của cái đẹp anh vừa bắt được.


– Nhận xét: đừng nhầm lẫn giữa hiện tượng bên ngoài và bản chất bên trong


2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toàn án huyện


– Khi chánh án Đẩu đề nghị chị nên li hôn, chị ta van xin “con lạy quý tòa …đừng bắt con bỏ nó”, theo chị:


    + Người đàn ông bản chất vốn không phải kẻ vũ phu, độc ác, anh ta chỉ là nạn nhân của cuộc sống đói khổ. Người chồng là chỗ dựa khi có biển động.


    + Chị không thể một mình nuôi nấng trên dưới 10 đứa con, vả lại “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái vui vẻ, hòa thuận”.


– Qua câu chuyện và thái độ của người đàn bà, có thể nhận thấy người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói khổ, cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nhưng ở chị ta lại có một tâm hồn vị tha, tình yêu thương tha thiết và là người từng trải, sâu sắc.


– Thái độ của chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng khi người đàn bà quyết không bỏ chồng:


    + Cả hai đều thấy giận dữ và bất bình


    + Nhưng sau khi nghe tâm sự của người đàn bà anh ta thấy như có “một cái gì vừa mới vỡ ra”.


– Nhận xét: Ban đầu, họ quen nhìn đời bằng con mắt đơn giản một chiều (nghĩ đơn giản rằng những kẻ đi theo ngụy là xấu “lão ta hồi 75 có đi ính ngụy không?”), chỉ biết qua lí thuyết sách vở, không sẵn sàng đối mặt với nghịch lí cuộc đời.


– Bài học rút ra: phải có cái nhìn đa diện về cuộc sống, không nhìn hiện tượng đánh giá bản chất.


3. Tấm ảnh được chọn


– Nghệ sĩ Phùng vẫn mang tấm ảnh đó về tòa soạn, quả nhiên tâm ảnh đã được chọn, được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật:


– Phùng vẫn luôn nhận thấy trong bức ảnh của mình:


    + “cái màu hồng hồng của sương mai” (biểu tượng cho nghệ thuật) và người đàn bà nghèo khổ bước ra từ bức tranh (hiện thân cho đời thực).


– Nhận xét: nghệ thuật chân chính không bao giờ tách rời khỏi cuộc sống.


III. Kết bài


– Nêu cảm nhận riêng về tác phẩm.


– Giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện đặc sắc, cốt truyện hấp dẫn. Khắc họa nhân vật sắc sảo, điểm nhìn trần thuật linh hoạt, …


– Tác phẩm đã đem đến bài học về cách nhìn cuộc sống và con người: phải nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện bản chất đằng sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.

(Nguồn: https://giaoanbaigiang.com/dan-y-phan-tich-chiec-thuyen-ngoai-xa-305-25.html)


Tổng hợp những bài viết hay nhất 3

Home - Học tập - Dàn ý phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa (9 mẫu phân tích chi tiết)


Dàn ý phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa (9 mẫu phân tích chi tiết) admin Học tập


 

Share

Pin

 Tweet

Share

Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết cụ thể đề văn nghiên cứu và phân tích tác phẩm truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu .


Tài liệu hướng dẫn lập dàn ý phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa, gợi ý cách làm, phân tích đề, sơ đồ tư duy kèm một số bài văn mẫu tham khảo phân tích nội dung tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).


Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:


Mở bài Chiếc thuyền ngoài xa

Soạn Chiếc thuyền ngoài xa

Phấn tích Chiếc thuyền ngoài xa lời giải hay

Chiếc thuyền ngoài xa loca

Cảm nhận Chiếc thuyền ngoài xa

Kết bài Chiếc thuyền ngoài xa

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa

Chiếc thuyền ngoài xa Giáo án

phân tích chiếc thuyền ngoài xa

phân tích chiếc thuyền ngoài xa


HƯỚNG DẪN LẬP DÀN Ý PHÂN TÍCH TRUYỆN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

1. PHÂN TÍCH ĐỀ

– Kiểu bài: dạng bài nghị luận văn học (phân tích tác phẩm)


Bạn đang đọc: Dàn ý phân tích truyện Chiếc thuyền ngoài xa


– Vấn đề nghị luận : nội dung, nghệ thuật và thẩm mỹ của truyện Chiếc thuyền ngoài xa


– Phạm vi dẫn chứng, tư liệu: các căn cứ, hình ảnh, chi tiết,… thuộc phạm vi văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.


2. XÁC LẬP VẤN ĐỀ, LUẬN CỨ

– Luận điểm 1: Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng


+ Phát hiện “ cảnh đắt trời cho ”+ Phát hiện bức tranh đời sống đầy nghịch lí


– Luận điểm 2: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện


+ Chị đồng ý đánh đổi toàn bộ để không phải bỏ chồng+ Nguyên nhân chị không chịu bỏ chồng+ Chị kể về chồng bằng tổng thể tình yêu và sự đồng cảm


– Luận điểm 3: Tấm ảnh được chọn


+ Bức ảnh tuyệt bích được chọn in trong tấm lịch năm ấy+ Ý nghĩa hình tượng của bức ảnh>> > Tham khảo hướng dẫn soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn nhất


3. SƠ ĐỒ TƯ DUY

Sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa


Sơ đồ tư duy nghiên cứu và phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa


4. CHI TIẾT DÀN Ý PHÂN TÍCH CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

a) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm


– Nguyễn Minh Châu là một trong số “ những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất ”. Ông không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà văn, luôn thiết tha săn lùng những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn .


– Chiếc thuyền ngoài xa in trong tập Bến quê đem đến cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và con người.


b) Thân bài


* Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh


– Phát hiện “ cảnh đắt trời cho ” :+ Phùng là người mê hồn nghệ thuật và thẩm mỹ trong một thoáng nhìn anh đã phát hiện ra cảnh đắt trời cho để chớp lấy


Nhận xét “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích. Đây là cảnh tượng kì diệu của thiên nhiên, cuộc sống khi nhìn từ xa.

Phùng bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp, anh nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật.

– Phát hiện bức tranh đời sống đầy nghịch lí :+ Từ chiếc thuyền nhỏ đẹp tươi vừa qua, Phùng nhận thấy :


Người đàn bà thô kệch xấu xí, mặt đầy sự mệt mỏi bước ra và một lão chồng với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, đôi mắt độc dữ cùng bước ra từ con thuyền.

Lão chồng “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyển rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”.

Trong khi ấy, người đàn bà chỉ cam chịu, không kêu van, hay chống trả, chạy trốn.

+ Thái độ của Phùng : “ kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn ” -> Phùng ngỡ ngàng nhận ra thực chất thực sự của cái đẹp anh vừa bắt được .=> Đừng nhầm lẫn giữa hiện tượng kỳ lạ bên ngoài và thực chất bên trong .


* Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện


– Khi chánh án Đẩu đề xuất chị nên li hôn, chị ta van xin “ con lạy quý tòa … đừng bắt con bỏ nó ”- Chị đưa ra những lí do khiến chị không chịu bỏ chồng :+ Người đàn ông thực chất vốn không phải kẻ vũ phu, gian ác, anh ta chỉ là nạn nhân của đời sống đói khổ .


+ Với những con người hàng chài, người đàn ông chính là trụ cột của cả gia đình.


Xem thêm: Công Thức Xoay Rubik 2X2 Nhanh Nhất, Hướng Dẫn Cách Chơi Và Giải Rubik 2X2 Cơ Bản


+ Chị không hề một mình nuôi nấng xấp xỉ 10 đứa con .+ “ trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cháu vui tươi, hòa thuận ” .- Chị kể về chồng bằng tổng thể tình yêu và sự đồng cảm :+ Chồng chị vốn là “ một người đàn ông cục tính nhưng hiền lành lắm ”, chả đánh đập vợ khi nào .+ Cuộc sống ngày càng trở nên nghèo khó, khó khăn vất vả, cơ cực và túng quẫn, người đàn bà thì đẻ nhiều nên thuyền ngày một chật đi, chính cho nên vì thế nên chồng chị mới ngày càng trở nên độc dữ .=> Qua câu truyện và thái độ của người đàn bà, hoàn toàn có thể nhận thấy người đàn bà là hiện thân cho kiếp người xấu số bị cái đói khổ, cái ác và số phận rủi ro xấu dồn đến chân tường. Nhưng ở chị ta lại có một tâm hồn vị tha, tình yêu thương tha thiết và là người từng trải, thâm thúy .- Thái độ của chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng khi người đàn bà quyết không bỏ chồng :+ Cả hai đều thấy khó chịu và bất bình+ Nhưng sau khi nghe tâm sự của chị, anh ta thấy như có “ một cái gì vừa mới vỡ ra ” .-> Ban đầu, họ quen nhìn đời bằng con mắt đơn thuần một chiều ( nghĩ đơn thuần rằng những kẻ đi theo ngụy là xấu “ lão ta hồi 75 có đi lính ngụy không ? ” ), chỉ biết qua lí thuyết sách vở, không chuẩn bị sẵn sàng đương đầu với nghịch lí cuộc sống .=> Người đàn bà có cái nhìn khác hẳn với Phùng và Đẩu bởi chị không chỉ nhìn thấy cái bên ngoài mà còn phát hiện ra cái thực chất, cái cốt lõi bên trong .=> Bài học rút ra : phải có cái nhìn đa diện về đời sống, không nhìn hiện tượng kỳ lạ nhìn nhận thực chất .

(Nguồn: https://camnangbep.com/dan-y-doan-cuoi-chiec-thuyen-ngoai-xa-1638002505/)


phân tích chiếc thuyền ngoài xa

(Nguồn: https://hoctot.net.vn/chiec-thuyen-ngoai-xa)